CÁT NHỚ

Khi 19 tuổi bạn đã từng nhận được cuộc điện thoại lúc nửa đêm nào chưa. Mình thì đã từng, vài cuộc, bắt đầu bằng câu “Xin lỗi, ai ở đầu dây đó”. Những 8X bắt đầu có điện thoại di dộng chắc còn nhớ cảnh này. Lục trong danh bạ điện thoại không có ai để gọi, hay là ta thử ấn một số bất kỳ – biết đâu. Đó là cách Thi làm quen với mình, trên chuyến tàu vào SG (có lẽ vậy) mở ra chuỗi ngày nhắn tin trò chuyện với nhau. Thi nói H hãy viết về Thi nhưng mình từ chối, mình bảo câu chuyện của cậu chưa đủ sức nặng, cậu lớn lên ở quê, có một em trai, bố mẹ cho cậu lên thành phố học, những câu chuyện đó ở nước Việt Nam này có hàng trăm ngàn.

Vậy H hãy tưởng tượng về bờ sông nhà Thi để viết đi. Mình nói khi chưa trải nghiệm sẽ rất khó để viết, dù cho Thi có nói tóc Thi rất dài, Thi ngồi trên cầu tre vắt chân xuống dưới và quay đầu lại nhoẻn cười, gió thổi tóc Thi bay bay chỉ vài sợi vương lại qua mặt như những dải cát nhớ gợn lên từ đằng xa. Thi khen từ “cát nhớ” đẹp nhưng chưa có trong từ điển. Mình bảo, rồi Thi sẽ thấy qua vài lần nói chuyện với H Thi sẽ sáng tác ra những từ mới, đọc đi đọc lại có vẻ “rất có lý”. Thi bảo “Ờ ha”, mình tưởng tượng ra Thi đang vục tay lên cát và thả trôi theo chiều gió, những hạt cát lưu luyến nhớ dắt nhau bay đi.

Continue reading

ĂN CẮP

Khi còn nhỏ, bạn chơi với những đứa trẻ xung quanh mình, lớn lên khi gặp những người bạn cũ đó, tôi dám chắc bạn luôn tìm cách chơi với đứa trẻ bạn mình trong hình hài người lớn. Nhưng, giữa người lớn với người lớn luôn có quá nhiều khác biệt, chẳng mấy chốc cái tình bạn keo sơn từ thưở ấu thơ ấy sẽ có lúc rơi vào những nốt trầm không cưỡng lại được, nhẹ thì sẽ bị lãng quên, nặng thì sẽ phá tan quá khứ tốt đẹp bấy lâu vẫn đặt trong lòng.

Tôi tin rằng, thứ đẹp nhất trên thế giới này là lòng vị tha. Thế nhưng khi ta lớn lên, càng khó để có lòng vị tha như hồi còn bé. Với con người, thật dễ dàng để tìm ra lý do cho hận thù, đau đớn, đố kị, nhưng thật khó khi phải tìm lý do để thứ tha, ngay cả với người thân của mình.

Continue reading

CHUYỆN TÌNH

1. NÀNG: Nàng là fan ruột của các thể loại tiểu thuyết tình cảm lãng mạn, mọi câu nói thốt ra như được vay mượn từ phim mà bộ phim nào nàng cũng thấy mình trong đó. Mẹ nàng cào muối nuôi nàng lên thành phố học có lẽ chẳng ngờ rằng con gái mình đang mơ mộng về anh chàng nào đó hôn mình dưới tuyết trắng, hay đuổi bắt nhau đến mệt nhoài giữa cánh đồng hướng dương bạt ngàn cái nào cái nấy to như cái bát ô tô. Mà đúng là to như bát ô tô cơm trộn của mẹ nàng thật. Thế rồi đến ngày mẹ nàng tức tốc vào viện khi con gái chỉ còn là xác ve rũ rượi vì nhịn ăn những mong chàng công tử giời ơi ất hỡi nào đó quay lại. Mẹ nàng nhìn con bật khóc: “Con ơi, giá ngày xưa mẹ không ăn cơm trộn thì con cũng chẳng có tiền mà đi học, mà đến nông nỗi này”. Người mẹ nhỏ bé quê mùa ấy rớt những giọt nước mắt chắc chẳng thể mặn bằng vị mặn đã in sâu trong da thịt bà.

Continue reading

CHUYỆN KỂ LÚC NỬA ĐÊM 3 – Cây Khế

Sau nhà ông bà nội tôi có cây khế năm nào cũng sai quả, quả to nhưng chua, chấm muối hay kho cá thì ngon tuyệt nhưng gần đây cây đã già, quả thêm phần chát nên không ăn được như xưa nữa. Cây khế cạnh bờ ao, ao lở nên chỉ còn nửa gốc trên bờ, nửa còn lại và cả thân cây tán lá đều vắt vẻo ra chỗ nước. Chẳng ai biết cây khế đó bao nhiêu tuổi, nhưng chắc chắn hơn tuổi các cô chú tôi vì khi ông bà chuyển đến nó đã ở đó rồi. Cô ruột tôi hay dọa mấy chục năm trước có cô gái trẻ trượt chân chết đuối ở gốc khế nên đêm đến thường hay nghe tiếng quẫy nước ùm ùm. Có đêm hè nóng, nằm cạnh cửa sổ có tán cây vải sà vào, tôi thức giấc nhìn ra vườn đêm lập lòe đom đóm và nghe tiếng vọng ùm ùm từ phía cây khế, chân tay tôi cơ đứng lại.

Continue reading

CHUYỆN KỂ LÚC NỬA ĐÊM 2 – Cổ Trắng

Lâu rồi Than không về quê, lại đúng dịp cưới thằng bạn học cùng cấp 2 nên nó có quá chén một chút. “Thôi tao về đây, sáng mai tao qua sớm”, Than bảo mấy thằng bạn nối khố đang ngất ngưởng. Nó không say, con đường làng nhờ ánh trăng gió mát càng làm nó tỉnh. Bây giờ quê chỗ nào cũng đèn điện đường bê tông, còn kiếm được đoạn đường đất này thật hiếm. Tự dưng nó nhớ lại lúc mẹ chú rể hỏi “Cháu làm được mỗi tháng bao nhiêu tiền”. Lúc đó, nó hét vào cái loa thùng, “80 triệu”, bà già mắt tròn mắt dẹt rồi lẩm bẩm tính cái gì đó làm nó thấy vui vui. Người nhà quê mới hỏi câu đó, lại còn xuýt xoa kiểu đó chứ trên thành phố người ta chả thèm quan tâm.

Continue reading

CHUYỆN KỂ LÚC NỬA ĐÊM 1 – Trốn Tìm

Ngôi nhà tôi sinh ra nằm trơ trọi giữa mảnh đất trống sau trường cấp 3, bên kia cái rãnh con là cái miếu của làng, nhỏ và tù mù nhưng áng chừng khá sạch sẽ. Mẹ tôi kể có những tối bố sang nhà các bác trong xóm bàn công chuyện rồi về muộn, gió rít ngoài cửa như đang nói chuyện quyện vào tiếng mèo cào, trong nhà mẹ ôm chặt tôi dưới ngọn đèn dầu. Sau này nhà tôi chuyển đi tới khu tập thể cách đó hai chục mét, ngôi nhà trả lại cho trường và đập đi. Khi đào móng nhà cũ người ta chạm phải vài bộ hài cốt, tôi cũng hiếu kỳ ra xem, bụng bảo dạ thôi thì mình cũng ở với họ được mấy năm.

Continue reading

QUÁN CƠM SINH VIÊN

Có câu nếu muốn biết sinh viên học thế nào hãy đến quán photo copy, còn nếu muốn biết sinh viên nghèo thế nào hãy đến quán cơm sinh viên.

Quán nằm ngay dưới tầng 1 kí túc, thằng Than cũng chỉ dám gọi thịt băm hoặc mướp đắng xáo trứng vì nhiều, trộn lẫn với cơm đánh vèo phát 5 phút rồi lại nghênh mõm ngồi hóng chuyện. Chị chủ quán béo tốt, đẫy đà chả bù cho đám nhân viên đứa nào cũng bé tí, gầy như mấy thằng sinh viên. Đã thế lại chửi hay, có đợt vừa lấy cơm vừa chửi mấy thằng nợ tiền ăn cả tháng: “Ăn cho lắm vào rồi không nhả được ra. Tao còn có 3 đứa con, rồi còn lão chồng già ngồi kia kìa.” Mấy thằng bấm bụng nhìn nhau cười, giọng nửa đùa nửa thật, “Để tí ra chỗ bố già làm con lô, em đền cho chị”.

Continue reading

CHUYẾN TÀU TẬT NGUYỀN

Chuyến tàu nọ như mọi khi, giờ tan tầm mọi người chen chật cứng, ai cũng cắm mặt vào điện thoại. Mình đứng gần hàng ghế ưu tiên 3 người ngồi, một phụ nữ trung tuổi, một ông salary man, và một cô gái trẻ tóc ngắn. Trước hàng ghế đó là một ông già có tật ở chân và tay, đứng không vững.

Tàu lắc và rung mạnh, ông già khẽ khàng nói với cô gái trẻ, “Cô ơi, đây là hàng ghế ưu tiên, cô cho tôi ngồi.” Cô gái trẻ không nói gì, ngón tay vẫn lướt trên màn hình điện thoại, ông già kiên trì: “Cô ơi, cô có biết đây là hàng ghế ưu tiên không?”. Cô gái vẫn một mực không lay động, hai người ngồi cạnh mắt nhắm nghiền vờ như đang ngủ.

Continue reading

Trên nóc nhà có tiếng chân người – kỳ 3 : Lá diêu bông

“Tôi là Đáy sinh ra trên nóc nhà. Tôi đã từng nói mình là một tên trộm, trộm những câu chuyện của người khác để trở thành ký ức của mình. Tuy đôi khi cũng có sự nhầm lẫn nhân vật chính của những ký ức đó nhưng có lẽ bạn cũng không thấy đó là vấn đề quá nghiêm trọng. Bạn có thể tìm thấy mình trong những mảng ký ức chắp vá dẫu rằng khi lớn lên, những ký ức càng đầy lên còn bản thân ta lại càng nhỏ lại.”

—————-

Trong ngôi làng nhỏ của mình, lũ trẻ con chúng tôi sợ nhất khi phải gặp bà Tháo bà nội của thằng Cung. Chẳng phải bà cay nghiệt gì với lũ trẻ con, cũng chẳng phải hình dáng bà giống các bà già phù thuỷ trong phim hoạt hình bây giờ. Chúng tôi sợ vì bà có câu trả lời cho bất cứ câu hỏi nào của lũ chúng tôi, những câu hỏi mà người lớn thì ậm ừ còn bọn tôi khi nghe xong câu trả lời của bà cũng chịu chẳng thể hỏi thêm điều gì mà ấm ức.

Continue reading

BÁU VẬT CỦA ĐỜI

Bao giờ cũng vậy, tôi luôn bắt gặp mình cảm động khi nhìn thấy những cặp vợ chồng già đi bên cạnh nhau. Có dạo nọ đang ngồi trên tàu, có hai ông bà cỡ tuổi thất thập bước lên đứng trước mặt, bà trang điểm hơi đậm tựa vào ông, ông mặt đỏ gay tay bám vào quai cầm. Tôi đứng dậy lịch sự nhường ghế, bà già từ chối và cám ơn tôi, còn ông già mỉm cười nói không cần đâu, chân ông run run nhưng ngực ưỡn lên như muốn nói tôi đây vẫn còn ngon lắm. Bà nép vào ngực ông, âu yếm nhìn ông, như thể tự hào về chỗ dựa tin cậy của mình. Họ chắc hẳn là một cặp tình nhân, trái tim như độ tuổi 20, vừa mới đi chơi một cuộc nhậu vô bờ bến và trên đường đưa nhau về nhà. Nhìn họ, tự dưng tôi bật cười khi nhớ tới một bài thơ của Mai Dương có đoạn viết

“Cụ ông ngồi hong khô hồn nhiên bên bếp lửa.
Cụ bà cười hồn nhiên như gió Đông lùa ngang cửa
Nhớ mà cất nó vào!”

Continue reading